30 Sep
30Sep

Phác đồ điều trị viêm mũi cấp 

Nguyên nhân

Nguyên nhân thông thường là do virus đường hô hấp gây ra trong đó thường có sáu nhóm hay gặp là: Rhinovirus, Coronavirus, Parainfluenza virus, Respiratory Syncytial virus, Influenza virus và Adenovirus. 

Triệu chứng lâm sàng 

  • Thời gian ủ bệnh từ 2 - 3 ngày. 

  • Các dấu hiệu chính: chảy mũi, nghẹt mũi, nhảy mũi, đau họng và ho, trẻ sốt từ 38 – 39oC, nước mũi ban đầu trong sau đó đục.

  • Viêm mũi do Rhinovirus, bệnh nhân bị chảy mũi, nghẹt mũi, nhảy mũi, từ ngày đầu, bệnh ồ ạt trong 2 - 3 ngày đầu, có kèm theo viêm họng và ho. Sổ mũi, nhảy mũi, kéo dài trong vài ba ngày nhƣng ho thì còn kéo dài hơn 1 tuần. 

  • Nếu do Adenovirus trẻ có bị viêm kết mạc kèm theo.

  • Khám mũi: niêm mạc mũi đỏ, chảy nước mũi trong hay đục, niêm mạc mũi có khi bóng như kiếng chứng tỏ xuất tiết. Chỉ có Adenovirus mới có viêm họng kèm theo, niêm mạc họng đỏ, đau rát họng và ho nhiều. 

Chẩn đoán

  • Bệnh xuất hiện theo mùa và nhiều người mắc phải, lây lan nhanh, tìm thấy siêu vi trong nƣớc mũi. 

  • Phân biệt viêm mũi vận mạch: triệu chứng giống trên nhƣng không theo mùa, không lây lan, bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Viêm mũi dị ứng: chỉ nhảy mũi, ngứa mũi có kèm nghẹt mũi.

Điều trị

  • Nếu chưa có biến chứng bội nhiễm thì chỉ điều trị triệu chứng không cần dùng kháng sinh. 

  • Chỉ làm thông thoáng mũi: nhỏ mũi hoặc xịt mũi bằng Natri Chlorua 0,9% hoặc Natri Chlorua ưu trương 2,5 - 3%. 

  • Nếu đau họng thì điều trị tại chỗ bằng súc miệng nƣớc muối. 

  • Nếu ho uống thuốc ho thảo dược hoặc dextromethorphan để giảm ho.

  • Thuốc antihistamine không có tác dụng cụ thể.


>>>Xem thêm: Viêm đường hô hấp trên là gì và cách điều trị dứt điểm từ chuyên gia


Viêm họng cấp 

Lâm sàng 

  • Viêm họng cấp do siêu vi: nguyên nhân thƯờng do Rhinovirus, Coronavirus, Parainfluenza virus, Respiratory Syncytial virus, Influenza virus và Adenovirus, đau họng, ngứa họng, rát họng, nuốt khó, sốt, bệnh thƯờng kèm theo viêm mũi và ho.  

  • Do liên cầu: trẻ bị sốt cao có khi lên đến 40oC, đau họng dữ dội kèm theo khó nuốt. Khám họng đỏ rực, dày và có xuất tiết, bệnh lan cả vùng thành sau họng và vùng amidan, lưỡi gà phù nề. Bạch cầu máu tăng cao > 12.000/mm3 

  • Viêm họng cấp do bạch hầu: thường xảy ra ở trẻ không chích ngừa, bệnh khởi đầu chậm, trẻ sốt, vướng họng, ho, giả mạc vùng amidan, vùng họng, giả mạc màu trắng, dễ chảy máu nằm rất sát vào niêm mạc, có thể lan ra khỏi amidan, phết họng cấy tìm ra Corynebacterium.

  • Viêm họng do vi khuẩn hiếm khí Spirochete: trẻ sốt cao, đau họng, khó nuốt, quệt họng tìm thấy Spirochete hoặc vi khuẩn hiếm khí, phần lớn có vi khuẩn thông thường kèm theo như Staphylococcus aureus, khi có sự tham dự của tụ cầu thường hay có biến chứng như trẻ < 12 tháng có thể bị áp xe thành sau họng, trẻ lớn hay bị áp xe quanh amidan, viêm tĩnh mạch. 

Phác đồ điều trị viêm đường hô hấp trên

  • Viêm họng do siêu vi đơn thuần: không dùng kháng sinh, chỉ giảm đau hạ sốt bằng paracetamol, giảm ho bằng dextromethorphan hoặc thuốc ho thảo dược. 

  • Viêm họng cấp do liên cầu: kháng sinh + Penicillin V 50.000 đv/kg/ngày chia 4 lần , uống 10 ngày hoặc + Amoxicillin 50mg/kg/ngày uống 10 ngày hoặc + Amoxicillin + clavulanic acid 50 mg/kg/ngày, chia 3 lần 

+ Erythromycin 50mg/kg/ngày uống 10 ngày trong trƣờng hợp dị ứng với penicillin hoặc:

+ Azithromycin 10mg/kg uống 1 lần trong ngày, trong 5 ngày hoặc: 

+ Cephalexin 40 mg/kg/ngày, chia 2 lần, trong 5 - 7 ngày hoặc: 

+ Cefadroxil 30 mg/kg/ngày, 1 lần trong ngày, trong 5-7 ngày hoặc: 

+ Cefaclor 20 - 40mg/kg/ngày, chia 2 lần, trong 7 ngày hoặc: 

+ Cefuroxime 20 - 40 mg/kg/ngày, chia 2 lần, trong 5 - 7 ngày hoặc: + Cefixim 10 mg/kg/ngày, chia 1-2 lần, trong 5 - 7 ngày: 

  • Viêm họng cấp do bạch hầu: bệnh phải đƣợc cách ly ngay

  • Viêm họng cấp do vi khuẩn hiếm khí: điều trị giống liên cầu

Viêm tai giữa cấp 

  • Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 - 24 tháng, trai nhiều hơn gái, trẻ bú mẹ ít bị hơn, thƣờng do: phế cầu, Hemophilus influenza hoặc M. cataralis. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy siêu vi Influenzea, Enterovirus, Rhinovirus trong dịch tai giữa cấp. 

  • Lâm sàng: ban đầu trẻ bị sốt cao 38 - 39oC, bỏ bú, hay ói, trẻ bị đau tai, chạm vào tai bé khóc ré lên, nghe kém nhưng thường khó phát hiện, khám tai màng nhĩ trẻ phồng lên di động kém, nếu không điều trị kịp vài ngày sau màng nhĩ trở nên vàng sau đó vỡ mủ, sau khi chảy mủ, trẻ bớt sốt, giảm nhức tai. 

  • Xử trí: khám chuyên khoa.

Biến chứng

  • Viêm xoang cấp.

  • Áp xe quanh amydal và thành họng sau.

  • Viêm màng não, viêm tai xương chũm.

Trên đây là phác đồ điều trị viêm đường hô hấp trên bạn có thể tham khảo

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING